Tại viện thẩm mỹ Venus - Bs. Kiệt & Cộng sự, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp biến chứng từ nhẹ đến nặng do nâng mũi bằng chất Silicon. Silicon là chất liệu được dùng trong việc làm đầy và tạo hình trước đây khi ngành thẩm mỹ mới xuất hiện tại Việt Nam. Nhiều khách hàng thời điểm đó đã dùng Silicon lên các bộ phận như trán, mũi, má, môi, ngực, mu bàn tay. Việc dùng Silicon nâng tạo đầu mũi cao đã xuất hiện sự lan tỏa silicon đến các vùng như hai bờ sống mũi, má, góc mũi trán gây lồi lõm, viêm nhiễm và sưng tím. Việc lấy Silicone vùng mũi là một thủ thuật cấp thiết.
I. Ai nên cần lấy Silicone vùng mũi:
- Khách hàng đã tiêm silicon vùng mũi.
- Khách hàng đã dựng trụ chất liệu silicon khi nâng mũi.
- Khách hàng bị biến chứng do silicon tiêm vùng mũi.
- Khách hàng muốn loại bỏ silicon ra khỏi vùng mũi.
Nâng mũi bằng tiêm silicon
II. Phương pháp kỹ thuật thực hiện tại viện thẩm mỹ Venus - Bs. Kiệt & Cộng sự:
- Silicon lỏng sau khi tiêm vào mũi thường khó lấy ra do đã lạn rộng đến các vùng da khác, Silicon có thể làm da mỏng đi nên lấy không khéo có thể gây thủng da, mất thẩm mỹ.
- Silicon dẻo dùng trong chất liệu độn cằm sẽ được bác sĩ thẩm mỹ bóc tách và tháo cấu trúc Silicon ra.
- Sau khi lấy Silicon, cấu trúc mũi sẽ thường bị biến dạng, xẹp thấp sẽ được bác sĩ cấu trúc tạo hình lại sống mũi. Chất liệu được sử dụng sụn sườn của cơ thể, ghép mô hay cân cơ tùy thuộc vào thể trạng khách hàng sao cho tối ưu, hài hòa với khách hàng nhất
III. Quy trình lấy Silicon vùng mũi đạt chuẩn an toàn theo Bộ Y Tế:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp để xác định và khoanh vùng nhưng khuyết điểm cần chỉnh sửa trên chiếc mũi của khách hàng.
- Bước 2: Sát trùng vùng phẫu thuật
- Bước 3: Bác sĩ sẽ sát trùng và tiến hành phương pháp vô cảm gây tê vùng cần phẫu thuật một cách nhẹ nhàng.
- Bước 4: Tiến hành thủ thuật lấy silicon, sau đó bác sĩ sẽ tạo hình mũi bằng chất liệu phù hợp.
- Bước 5: Bác sĩ dặn dò khi chăm sóc da tại nhà.
IV. Chăm sóc hậu phẫu thuật:
- Uống thuốc kháng sinh và tái khám đúng lịch hẹn: Để vết mổ bớt đau, không bị nhiễm trùng, bạn cần uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng theo đơn bác sĩ đã kê. Bởi vì các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm cực tốt. Nó giúp loại bỏ các nguy cơ bị nhiễm trùng hay biến chứng sau phẫu thuật.
- Vệ sinh vết phẫu thuật bằng nước muối: Để giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng phẫu thuật nâng mũi, bạn cần vệ sinh vùng mũi đã phẫu thuật bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng. Sau đó dùng khăn mềm, sạch lau nhẹ và bôi thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định.
- Chườm đá trong 48 giờ đầu: Mũi sau phẫu thuật thường có hiện tượng sưng tấy, đây là hiện tượng bình thường nên bạn không quá lo lắng. Để giảm bớt sưng bạn nên sử dụng đá sạch để chườm vào vết mổ. Cần tránh không để nước rơi trực tiếp vào vết thương hở dễ gây nhiễm trùng.
- Tránh vận động mạnh sau phẫu thuật:Đây là một trong những lưu ý quan trọng trong chế độ chăm sóc sau hậu phẫu. Tránh vận động mạnh hoặc nằm nghiêng hạn chế tác động ảnh hưởng đến mũi. Vì mũi đang trong thời gian phục hồi và ổn định dáng nên những hoạt động có tính chất va chạm mạnh sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ mũi bị cong, vẹo ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Cần có chế độ ăn kiêng sau hậu phẫu: Bạn cần có chế độ ăn phù hợp nếu muốn vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Bạn không nên ăn một số loại thực phẩm như: rau muống, đồ nếp, hải sản, thịt bò, thịt gà, … vì chúng sẽ để lại sẹo lồi, vết thâm ở vùng phẫu thuật.
- An toàn- Đẹp hoàn hảo- Hồi phục nhanh
- Trực tiếp tư vấn và thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia hàng đầu với 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, bằng AFSA về tạo hình thẩm mỹ tại Pháp và trải qua tu nghiệp phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện John Hopkins, Hoa Kỳ.
- Cơ sở vật chất khang trang, thân thiện & vô trùng
- Hệ thống phòng mổ vô trùng và trang thiết bị hiện đại.
- Quy trình thẩm mỹ riêng tư, bảo mật cao
- Cam kết về chất lượng cùng với chính sách chăm sóc khách hàng thân thiết