...

Chỉnh sửa mũi bị hỏng sau khi nâng mũi

Bạn đang lo lắng khi chiếu mũi bị thay đổi do tai nạn hay một số trường hợp bị biến dạng, nhiễm trùng  khi nâng mũi tại các cơ sở thẩm mỹ không uy tín. Điều này làm cho bạncảm thấy mặc cảm và thiếu tự tin trong giao tiếp. Tại viện thẩm mỹ Venus - Bs. Kiệt & Cộng sự với hoạt động hơn 28 năm chuyên sâu trong phẫu thuật mũi đã thực hiện nhiều ca giải cứu, chỉnh sửa mũi hỏng giúp trả lại dáng mũi đẹp, tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt cho khách hàng.

I. Ai nên cần sửa mũi hỏng:

  • Mũi bị ngoại lực va đập gây biến dạng mũi.
  • Viêm nhiễm, tụ dịch, sưng tấy do nâng mũi sai phương pháp.
  • Mũi bị lộ sóng, bỏng đỏ.
  • Mũi đã từng thẩm mỹ nhưng dáng mũi chưa hài lòng.
  • Mũi bị lệch, tràn dịch filler.

II. Nguyên nhân dẫn đến mũi sai hỏng do nâng mũi:

  • Do người thực hiện không phải là bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề.
  • Do môi trường và trang thiết bị thực hiện không được vô trùng hiệu quả
  • Do chất liệu sụn kém chất lượng khó tương thích với cơ thể.
  • Do kỹ thuật - phương pháp không phù hợp với cơ địa khách hàng.
  • Thực hiện chăm sóc hậu phẫu sai chỉ định của bác sĩ.

III. Quy trình sửa mũi hỏng tại viện thẩm mỹ Venus - Bs. Kiệt & Cộng sự đạt chuẩn an toàn theo Bộ Y Tế

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp để xác định và khoanh vùng nhưng khuyết điểm cần chỉnh sửa trên chiếc mũi của khách hàng.
  • Bước 2: Sát trùng vùng phẫu thuật. Việc sát trùng được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt nhằm loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành phương pháp vô cảm gây tê vùng cần phẫu thuật một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Thực hiện thủ thuật chỉnh sửa mũi hỏng theo đo vẽ từ trước, sau đó sẽ khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ.
  • Bước 5: Bác sĩ dặn dò khi chăm sóc da tại nhà.
 

IV. Chăm sóc hậu phẫu sau khi sửa mũi hỏng:

  • Uống thuốc kháng sinh và tái khám đúng lịch hẹn: Để vết mổ bớt đau, không bị nhiễm trùng, bạn cần uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng theo đơn bác sĩ đã kê. Bởi vì các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm cực tốt. Nó giúp loại bỏ các nguy cơ bị nhiễm trùng hay biến chứng sau phẫu thuật sửa mũi hỏng.
  • Vệ sinh vết phẫu thuật bằng nước muối: Để giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng phẫu thuật nâng mũi, bạn cần vệ sinh vùng mũi đã phẫu thuật bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng. Sau đó dùng khăn mềm, sạch lau nhẹ và bôi thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định.
  • Chườm đá trong 48 giờ đầu: Mũi sau phẫu thuật thường có hiện tượng sưng tấy, đây là hiện tượng bình thường nên bạn không quá lo lắng. Để giảm bớt sưng bạn nên sử dụng đá sạch để chườm vào vết mổ. Cần tránh không để nước rơi trực tiếp vào vết thương hở dễ gây nhiễm trùng.
  • Tránh vận động mạnh sau phẫu thuật nâng mũi: Đây là một trong những lưu ý quan trọng trong chế độ chăm sóc sau nâng mũi cấu trúc.
  • Tránh vận động mạnh hoặc nằm nghiêng hạn chế tác động ảnh hưởng đến mũi. Vì mũi đang trong thời gian phục hồi và ổn định dáng nên những hoạt động có tính chất va chạm mạnh sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ mũi bị cong, vẹo ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Cần có chế độ ăn kiêng: Bạn cần có chế độ ăn phù hợp nếu muốn vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Bạn không nên ăn một số loại thực phẩm như: rau muống, đồ nếp, hải sản, thịt bò, thịt gà, … vì chúng sẽ để lại sẹo lồi, vết thâm ở vùng phẫu thuật
☎ Inbox hoặc gọi trực tiếp Hotline 0909867333 - 0901818118 để đặt lịch tư vấn miễn phí với chuyên gia bác sĩ!  
0909 867 333 07777 020 77