Nhiều chị em đã đi nâng mũi để gương mặt hoàn thiện hơn. Nhưng sau khi thực hiện phẫu thuật rồi, không ít người lại phải đối mặt với một số vấn đề mang tên “Hậu sửa mũi”. Nâng mũi chỉ là một tiểu phẫu thực hiện trong khoảng 15 – 30 phút.
Thế nhưng nếu không cẩn thận, rất có thể chiếc mũi mới sẽ khiến bạn gặp phiền toái. Một số sự cố có thể xảy ra sau khi sửa mũi:
1. Nhiễm trùng: Mũi bị nhiễm trùng sẽ sưng viêm, tiết mủ và có thể làm cơ thể bị sốt. Nhiều người ngay sau khi sửa mũi vẫn giữ thói quen như rửa mặt bằng nước thay vì nên lau bằng khăn ướt, khiến vết khâu trong mũi bị thấm nước, hay vô tư đưa tay lên ngoáy mũi khi thấy đau, ngứa…
Những thói quen này đều có thể là nguyên nhân gây viêm mũi. Không gian sống, không khí ô nhiễm cũng rất dễ làm vết khâu nhiễm trùng. Ngoài những tác nhân bên ngoài, mũi bị viêm sau khi phẫu thuật có thể do chất độn gây ra phản ứng phụ. Sau khi phẫu thuật cần tránh những thói quen có hại, gây viêm mũi. Một số người bị dị ứng với chất độn bên ngoài thì có thể sử dụng xương, sụn…ở các bộ phận khác trên cơ thể mình để ghép độn cho mũi cao lên.
2. Mũi vẹo: Có thể do trong lúc phẫu thuật, quá trình bóc tách chưa đúng lớp, sụn, chất độn được cấy ghép chưa phù hợp. Những mủi có cấu trúc xương gồ không thẳng, có sự co kéo bất thường của mô khi bao bồi quanh sụn… cũng dễ bị vẹo sau khi tiến hành phẫu thuật. Để khắc phục tình trạng này, sau lần tiểu phẫu đầu tiên bạn cần phải phẫu thuật lại trong 3-6 tháng. Ngoài ra, để tránh những tác động để gây vẹo mũi bạn chỉ nên lau mặt nhẹ, hạn chế làm việc nặng, không hôn bằng mũi hay ngũ với trẻ nhỏ.
3. Lộ rõ sống mũi và đỏ da đầu mũi: Đây là dấu hiệu khi sống mũi được nâng quá cao. Nguyên nhân là nhiều người muốn độn cao nhưng không đủ dài và da mũi quá mỏng hoặc quá dày… để hạn chế biểu hiện này, các bác sĩ phải gọt giũa vật liệu độn thật kỹ và cân nhắc nâng mũi ở độ cao phù hợp giúp người được thẩm mỹ có gương mặt hài hòa và tươi đẹp hơn.